Yersin - trái tim sống mãi nơi này - Kỳ cuối: Yersin chưa bao giờ chết
04/03/2012 10:02
>> Yersin - trái tim sống mãi nơi này - Kỳ 4: Duyên nợ với nước Việt
“Tôi đến Nha Trang không phải để du lịch, mà để tìm lại những di tích của một bậc tiền bối. Ngài đã dùng cả đời mình cho y học, cho tấm lòng bác ái và cho những người nghèo khổ. Từ năm 1863-1943, nước Pháp có biết bao nhiêu tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng, nhưng sau khi đóng nắp quan tài là hết. Nhưng với ngài A. Yersin thì danh lưu thiên cổ, đức mãn trời. Xin nghiêng mình trước ngài vì đức hi sinh, vì lòng nhân đạo của ngài”.
Đó là lưu bút đầy cảm xúc của chính một đồng nghiệp thế hệ sau Yersin, bác sĩ Trần Đại Sĩ, một giáo sư ở Pháp, để lại Bảo tàng Yersin, Nha Trang. Tâm sự với chúng tôi, chị Trương Thị Thúy Nga - quản lý bảo tàng - xúc động: “Nhiều hôm tôi bật khóc khi đọc những dòng chữ nặng tình dành cho ông Năm. Tôi có cảm giác ông Năm chưa bao giờ chết mà hình như vẫn đang ở đâu đây!”.
Cuộc đời bình dị mà cao cả
Không rời Bảo tàng Yersin suốt từ năm 1989, chị Nga kể rằng mình hay có giấc mơ kỳ lạ: “Ông Năm về dặn dò tôi này nọ, nhưng tất cả đều là việc bảo quản, gìn giữ sách vở, đồ vật làm việc có giá trị, ý nghĩa với người khác. Ông Năm chưa bao giờ nói gì về mình, cho mình cả...”. Ông tìm được gì cho mình? Chẳng có gì cả ngoài những khó khăn, túng thiếu và đối đầu với nhiều thứ bệnh dịch nguy hiểm. Nhưng ông đã cho đi rất nhiều, để trái tim ông sống mãi với người dân nơi này...
Chị Nga kể rằng ông làm việc như một nhà bác học nhưng vẫn sống thầm lặng, bình dị như chính những người dân chài ở làng biển này. Năm 1922, khi ông đã rất nổi tiếng, nhưng vẫn bị bồi bàn trên tàu cấm cửa phòng tiệc vì thấy ông già bận bộ kaki hở cổ và nhàu nhĩ. Họ yêu cầu ông phải thắt cà vạt mới được vào. Lặng lẽ quay ra rồi ông vào, chỉ cổ áo vẫn để hở và hỏi người bồi thế này được chưa! Ở đó ông vừa gắn vào chiếc huân chương Bắc đẩu bội tinh mà Chính phủ Pháp đã trân trọng trao tặng ông.
Năm 1938, khi đã về già bác sĩ Yersin vẫn chối từ đề nghị đắp tượng mình ở Trường trung học Đà Lạt mà ông có công khai mở. Thường được mời dự đại tiệc cấp cao, nhưng ông đều từ chối hoặc chỉ lặng lẽ thoáng đến rồi về ngay. Ông nhận được rất nhiều huân chương, giải thưởng và đều lặng lẽ cất kín nó. Mãi đến khi ông mất, người thân mở ra mới biết ông có nhiều huân chương như vậy. Bác sĩ Kiều Xuân Cư kể: “Lần được vua Bảo Đại trao tặng Bội tinh Kim khánh, ông Năm buộc phải đến dự. Vừa bước xuống thềm, ông lấy ngay mũ che huân chương ở cổ và về ngay mà không ở lại dự tiệc để nghe những lời vinh danh mình”.
Càng không ưa những chốn xa hoa, quyền chức, ông càng gắn bó với người dân thường, nghèo khó. Trước khi bác sĩ Yersin mất, bác sĩ Cư là học sinh ở Nha Trang và chủ nhật nào cũng đến nhà ông Năm chơi. Cứ nghe con két trước cửa kêu “Ông Năm ơi, ông Năm có khách” là bác sĩ Yersin lại bước vội ra, cười trìu mến đón các bạn nhỏ. Trong nhà ông, tủ sách hồng (Livre rose) không bao giờ khóa và luôn có sẵn những viên kẹo cho đám trẻ. Ngoài chữa bệnh, phòng dịch cho người nghèo, bác sĩ Yersin còn đem hiểu biết của mình làm việc rất có ích cho dân chài là theo dõi thiên văn và dự báo thời tiết khí tượng biển. Đặc biệt, ông còn giúp người dân bớt nghèo khi mời họ vào làm việc ở trang trại Suối Dầu, nơi họ vừa có lương vừa được học hỏi kỹ thuật nuôi trồng mới, nhất là cây cao su mà bác sĩ Yersin chính là một trong những người đầu tiên có công trồng ở VN.
Ông Năm muốn ở lại mãi với nước Việt
Tấm lòng và việc làm của bác sĩ Yersin nhân ái đến mức khi ông mất, người dân Nha Trang đã xếp hàng dài từ Xóm Cồn bên bờ biển đến tận Suối Dầu trên núi để khóc, tiễn đưa ông Năm đến nơi an nghỉ cuối cùng!
Và thật sự làm sao người dân không rơi nước mắt được khi biết chuyện tối trước khi mất, bác sĩ Yersin vẫn cố xuống để lấy số liệu thủy văn giúp họ đi biển. Xúc động nhất có lẽ chính là di chúc ông để lại cho đời: “...Tôi để lại cho Viện Pasteur ở Đông Dương tùy nghi sử dụng các cơ sở do tôi xây cất, toàn bộ đồ đạc trong nhà tôi, tủ lạnh, máy thu vô tuyến, các máy chụp ảnh, kể cả toàn bộ thư viện của tôi ... Tôi muốn các người giúp việc già và trung thành người Việt của tôi được nhận những món tiền trợ cấp trọn đời trích từ tiền lãi của phiếu gửi tiền có kỳ hạn do tôi gửi ở Ngân hàng Hong Kong, Thượng Hải có trụ sở đặt tại Sài Gòn, nhằm sử dụng cho mục đích này. Phiếu này do ông Gallois ở Suối Dầu giữ. Ông Jacotot hãy vui lòng phân chia số tiền cấp dưỡng trên cho những người giúp việc của tôi, gồm có: trước hết là Nuôi, Dung, Xê, kế đến là người làm vườn Trịnh Chi, Du, người săn sóc bầy chim của tôi, Chút, một trong số những người con của người giúp việc cũ của ông Gallois và sau cùng là cho tất cả những người thân cận nào của tôi được ông Jacotot cho là xứng đáng. Tôi mong được chôn cất đơn giản, không tổ chức đám tang rình rang lẫn đọc phát biểu...”.
Cuối thư, ông vẫn lo cho người làm của mình bằng một ghi chú: “Tiền trong tài khoản vãng lai của tôi ở chi nhánh Ngân hàng Hong Kong, Thượng Hải và tiền trong tủ két riêng của tôi, sau khi đã trang trải hết nợ nần của tôi, sẽ được cộng thêm vào số tiền dành cho việc trợ cấp các người giúp việc người Việt của tôi”.
Vài dòng chúc thư ngắn ngủi đã thể hiện tầm vóc bác học và trái tim nhân ái của bác sĩ Yersin. Tài sản khoa học ông tặng cho nơi có thể phát huy. Tiền bạc ông chia sẻ cho những người Việt đã xem như là máu thịt của mình. Ông ra đi, vẫn đau đáu lo cho người ở lại và không quên cả con cái của một người đã nghỉ việc...
1 giờ ngày 1-3-1943, bác sĩ Yersin vĩnh viễn yên nghỉ trên mảnh đất không phải nơi chôn nhau cắt rốn nhưng ông đã xem như quê hương không thể chia xa. Trước khi nhắm mắt ông dặn dò Bùi Quang Phương, người Việt gần gũi với mình: “Phương ơi, đừng cho người ta mang tôi đi chôn nơi khác, tôi muốn được ở lại Suối Dầu, Nha Trang...”. Ông Tôn Thất Chỉ đưa thuốc cho bác sĩ Yersin nhưng ông chỉ thều thào: “Người ta chết không cần uống nữa”. Một linh mục định rửa tội cho ông, nhưng ông cũng lắc đầu: “Người ta không có tội gì, không cần rửa tội”.
Yersin ra đi! Tang lễ của ông đơn giản nhưng lại lớn nhất Nha Trang với nhiều khách đến tiễn ông chính là dân thường nghèo khó. Họ quấn khăn tang, lập bàn thờ bên đường, khóc “ông Năm”, một tên Việt bình dị mà họ đã thân thương dành cho ông! Và chính tay họ đào huyệt trên đồi Suối Dầu để ông yên nghỉ với đầu về hướng biển, mặt nhìn lên Hòn Bà thuở còn sống ông hay ngắm. Rồi vợ chồng anh Nhơn và con trai đã chẻ từng viên đá lát đường hình chữ S đến mộ ông như dải nước Việt ông gắn bó. Đặc biệt, khi người Pháp muốn đưa hài cốt bác sĩ Yersin về, chính người dân nơi đây đã xin giữ ông ở lại!
Ông Năm Yersin đã ra đi nhưng trái tim vẫn còn mãi nơi này!
“Tôi đến Nha Trang không phải để du lịch, mà để tìm lại những di tích của một bậc tiền bối. Ngài đã dùng cả đời mình cho y học, cho tấm lòng bác ái và cho những người nghèo khổ. Từ năm 1863-1943, nước Pháp có biết bao nhiêu tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng, nhưng sau khi đóng nắp quan tài là hết. Nhưng với ngài A. Yersin thì danh lưu thiên cổ, đức mãn trời. Xin nghiêng mình trước ngài vì đức hi sinh, vì lòng nhân đạo của ngài”.
Đó là lưu bút đầy cảm xúc của chính một đồng nghiệp thế hệ sau Yersin, bác sĩ Trần Đại Sĩ, một giáo sư ở Pháp, để lại Bảo tàng Yersin, Nha Trang. Tâm sự với chúng tôi, chị Trương Thị Thúy Nga - quản lý bảo tàng - xúc động: “Nhiều hôm tôi bật khóc khi đọc những dòng chữ nặng tình dành cho ông Năm. Tôi có cảm giác ông Năm chưa bao giờ chết mà hình như vẫn đang ở đâu đây!”.
Mộ phần ông Năm Yersin luôn được người dân nơi đây chăm nom - Ảnh tư liệu |
Không rời Bảo tàng Yersin suốt từ năm 1989, chị Nga kể rằng mình hay có giấc mơ kỳ lạ: “Ông Năm về dặn dò tôi này nọ, nhưng tất cả đều là việc bảo quản, gìn giữ sách vở, đồ vật làm việc có giá trị, ý nghĩa với người khác. Ông Năm chưa bao giờ nói gì về mình, cho mình cả...”. Ông tìm được gì cho mình? Chẳng có gì cả ngoài những khó khăn, túng thiếu và đối đầu với nhiều thứ bệnh dịch nguy hiểm. Nhưng ông đã cho đi rất nhiều, để trái tim ông sống mãi với người dân nơi này...
Chị Nga kể rằng ông làm việc như một nhà bác học nhưng vẫn sống thầm lặng, bình dị như chính những người dân chài ở làng biển này. Năm 1922, khi ông đã rất nổi tiếng, nhưng vẫn bị bồi bàn trên tàu cấm cửa phòng tiệc vì thấy ông già bận bộ kaki hở cổ và nhàu nhĩ. Họ yêu cầu ông phải thắt cà vạt mới được vào. Lặng lẽ quay ra rồi ông vào, chỉ cổ áo vẫn để hở và hỏi người bồi thế này được chưa! Ở đó ông vừa gắn vào chiếc huân chương Bắc đẩu bội tinh mà Chính phủ Pháp đã trân trọng trao tặng ông.
Năm 1938, khi đã về già bác sĩ Yersin vẫn chối từ đề nghị đắp tượng mình ở Trường trung học Đà Lạt mà ông có công khai mở. Thường được mời dự đại tiệc cấp cao, nhưng ông đều từ chối hoặc chỉ lặng lẽ thoáng đến rồi về ngay. Ông nhận được rất nhiều huân chương, giải thưởng và đều lặng lẽ cất kín nó. Mãi đến khi ông mất, người thân mở ra mới biết ông có nhiều huân chương như vậy. Bác sĩ Kiều Xuân Cư kể: “Lần được vua Bảo Đại trao tặng Bội tinh Kim khánh, ông Năm buộc phải đến dự. Vừa bước xuống thềm, ông lấy ngay mũ che huân chương ở cổ và về ngay mà không ở lại dự tiệc để nghe những lời vinh danh mình”.
Càng không ưa những chốn xa hoa, quyền chức, ông càng gắn bó với người dân thường, nghèo khó. Trước khi bác sĩ Yersin mất, bác sĩ Cư là học sinh ở Nha Trang và chủ nhật nào cũng đến nhà ông Năm chơi. Cứ nghe con két trước cửa kêu “Ông Năm ơi, ông Năm có khách” là bác sĩ Yersin lại bước vội ra, cười trìu mến đón các bạn nhỏ. Trong nhà ông, tủ sách hồng (Livre rose) không bao giờ khóa và luôn có sẵn những viên kẹo cho đám trẻ. Ngoài chữa bệnh, phòng dịch cho người nghèo, bác sĩ Yersin còn đem hiểu biết của mình làm việc rất có ích cho dân chài là theo dõi thiên văn và dự báo thời tiết khí tượng biển. Đặc biệt, ông còn giúp người dân bớt nghèo khi mời họ vào làm việc ở trang trại Suối Dầu, nơi họ vừa có lương vừa được học hỏi kỹ thuật nuôi trồng mới, nhất là cây cao su mà bác sĩ Yersin chính là một trong những người đầu tiên có công trồng ở VN.
Ông Năm Yersin được thờ trong nhiều ngôi chùa ở Nha Trang - Ảnh: Q.V |
Tấm lòng và việc làm của bác sĩ Yersin nhân ái đến mức khi ông mất, người dân Nha Trang đã xếp hàng dài từ Xóm Cồn bên bờ biển đến tận Suối Dầu trên núi để khóc, tiễn đưa ông Năm đến nơi an nghỉ cuối cùng!
Và thật sự làm sao người dân không rơi nước mắt được khi biết chuyện tối trước khi mất, bác sĩ Yersin vẫn cố xuống để lấy số liệu thủy văn giúp họ đi biển. Xúc động nhất có lẽ chính là di chúc ông để lại cho đời: “...Tôi để lại cho Viện Pasteur ở Đông Dương tùy nghi sử dụng các cơ sở do tôi xây cất, toàn bộ đồ đạc trong nhà tôi, tủ lạnh, máy thu vô tuyến, các máy chụp ảnh, kể cả toàn bộ thư viện của tôi ... Tôi muốn các người giúp việc già và trung thành người Việt của tôi được nhận những món tiền trợ cấp trọn đời trích từ tiền lãi của phiếu gửi tiền có kỳ hạn do tôi gửi ở Ngân hàng Hong Kong, Thượng Hải có trụ sở đặt tại Sài Gòn, nhằm sử dụng cho mục đích này. Phiếu này do ông Gallois ở Suối Dầu giữ. Ông Jacotot hãy vui lòng phân chia số tiền cấp dưỡng trên cho những người giúp việc của tôi, gồm có: trước hết là Nuôi, Dung, Xê, kế đến là người làm vườn Trịnh Chi, Du, người săn sóc bầy chim của tôi, Chút, một trong số những người con của người giúp việc cũ của ông Gallois và sau cùng là cho tất cả những người thân cận nào của tôi được ông Jacotot cho là xứng đáng. Tôi mong được chôn cất đơn giản, không tổ chức đám tang rình rang lẫn đọc phát biểu...”.
Cuối thư, ông vẫn lo cho người làm của mình bằng một ghi chú: “Tiền trong tài khoản vãng lai của tôi ở chi nhánh Ngân hàng Hong Kong, Thượng Hải và tiền trong tủ két riêng của tôi, sau khi đã trang trải hết nợ nần của tôi, sẽ được cộng thêm vào số tiền dành cho việc trợ cấp các người giúp việc người Việt của tôi”.
Vài dòng chúc thư ngắn ngủi đã thể hiện tầm vóc bác học và trái tim nhân ái của bác sĩ Yersin. Tài sản khoa học ông tặng cho nơi có thể phát huy. Tiền bạc ông chia sẻ cho những người Việt đã xem như là máu thịt của mình. Ông ra đi, vẫn đau đáu lo cho người ở lại và không quên cả con cái của một người đã nghỉ việc...
1 giờ ngày 1-3-1943, bác sĩ Yersin vĩnh viễn yên nghỉ trên mảnh đất không phải nơi chôn nhau cắt rốn nhưng ông đã xem như quê hương không thể chia xa. Trước khi nhắm mắt ông dặn dò Bùi Quang Phương, người Việt gần gũi với mình: “Phương ơi, đừng cho người ta mang tôi đi chôn nơi khác, tôi muốn được ở lại Suối Dầu, Nha Trang...”. Ông Tôn Thất Chỉ đưa thuốc cho bác sĩ Yersin nhưng ông chỉ thều thào: “Người ta chết không cần uống nữa”. Một linh mục định rửa tội cho ông, nhưng ông cũng lắc đầu: “Người ta không có tội gì, không cần rửa tội”.
Yersin ra đi! Tang lễ của ông đơn giản nhưng lại lớn nhất Nha Trang với nhiều khách đến tiễn ông chính là dân thường nghèo khó. Họ quấn khăn tang, lập bàn thờ bên đường, khóc “ông Năm”, một tên Việt bình dị mà họ đã thân thương dành cho ông! Và chính tay họ đào huyệt trên đồi Suối Dầu để ông yên nghỉ với đầu về hướng biển, mặt nhìn lên Hòn Bà thuở còn sống ông hay ngắm. Rồi vợ chồng anh Nhơn và con trai đã chẻ từng viên đá lát đường hình chữ S đến mộ ông như dải nước Việt ông gắn bó. Đặc biệt, khi người Pháp muốn đưa hài cốt bác sĩ Yersin về, chính người dân nơi đây đã xin giữ ông ở lại!
Ông Năm Yersin đã ra đi nhưng trái tim vẫn còn mãi nơi này!
Theo Tuổi Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét