Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

50 CON DÒI TRONG TAI CHÁU BÉ 5 THÁNG TUỔI

50 con dòi lúc nhúc ăn đứt tai bé gái

Cả gia đình như không tin vào mắt mình khi thấy hình ảnh 50 con dòi đang bò lúc nhúc trong hũ thủy tinh được gắp ra từ tai bé gái chỉ mới 5 tháng tuổi.

>> Con người hạnh phúc nhất ở độ tuổi nào?
>> Nguy hiểm do rắn độc
>> 5 lý do để bạn chăm tập thể thao

Xót xa chạy chữa cho con gái gần cả tháng trời tại bệnh viện quê nhà, chị Nguyễn Tuyết Nhung bàng hoàng khi thấy tai con mình cứ chảy nước vàng liên tục, cháu quấy khóc suốt ngày đêm mặc dù đã điều trị khá lâu. Cả gia đình chị như không tin vào mắt mình khi thấy hình ảnh 50 con dòi đang bò lúc nhúc trong hũ thủy tinh được gắp ra từ tai bé gái chỉ mới 5 tháng tuổi.
Ca bệnh hiếm gặp
dòi
 Ảnh minh họa. 
Chiều 17/6, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. HCM) đã tiếp nhận và cứu sống cháu bé Hoàng Uyển Như trong tình trạng tai trái có nguy cơ hoại tử được chuyển từ bệnh viện tỉnh Đăk Lăk. Tiếp nhận ca này, bác sỹ Đặng Hoàng Sơn, trưởng khoa Tai, mũi, họng cho biết: “Lúc mới chuyển đến, tai cháu bé trong tình trạng mô mềm ở vùng trước tai bị hoại tử, chảy máu, mủ, sụn ống tai và tai giữa đã bị tổn thương. Đối với trường hợp này, chúng tôi tiên lượng nếu đến trễ hơn sẽ ảnh hưởng đến tính mạng với nguy cơ nhiễm trùng não”. Xác định đây là một ca hiếm gặp, vì vậy sau quá trình bàn bạc, các bác sỹ quyết định sẽ mổ để cứu sống cháu bé.
Theo đó, các bác sỹ sẽ tiến hành gây mê và đưa bé vào phòng mổ. Nhưng khi vừa được điều dưỡng chích thuốc gây mê, mọi kế hoạch ban đầu đột ngột thay đổi khi một vài con dòi rớt ra từ tai cháu. Vội cắt lọc vết thương, đội ngũ bác sỹ đồng thời tiến hành bơm thêm thuốc vào tai bệnh nhi để dòi tự bò ra. Số lượng dòi trong tai bé Như là hơn 50 con.
Khi vết thương đã bắt đầu lành, khoảng một tuần sau, các bác sỹ tái tạo màng nhĩ và xương con nhằm đảm bảo sức nghe hoàn toàn bình thường cho bé.
Trao đổi với bác sỹ Đặng Hoàng Sơn, chúng tôi được biết đây là một ca khá hiếm. Trước đó, vào những năm 1990, bác sỹ Đặng Hoàng Sơn đã tiến hành phẫu thuật cho một bệnh nhi cũng có hàng chục con dòi trong tai. Đây đồng thời cũng là ca đầu tiên của Việt Nam về hoại tử xương tai, viêm xương chủng xuất ngoại sau tai. Bệnh nhân là một bé trai 12- 13 tháng tuổi, con của một gia đình nghèo ở vùng sông nước Bạc Liêu.
Mấy ngày ròng rã chèo thuyền, vợ chồng đưa cậu con trai của mình nhập viện trong tình trạng tai sưng mủ và có dấu hiệu gần đứt rời. Sau khi hội chẩn, các bác sỹ quyết định mổ và gắp ra một ổ dòi lúc nhúc trong tai cháu bé. Theo bác sỹ Sơn, trường hợp cháu trai này còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với bé Uyển Như. Nói nôm na, vì cháu trai này dòi sinh ra từ trong xương và phải gắp ra từng con, còn bé Uyển Như do phát hiện sớm hơn nên dòi chỉ tập trung ở ổ tai, vì vậy khi tiêm thuốc gây tê lập tức dòi tự rớt ra.
Khi y học phát triển, các bác sỹ có điều kiện sử dụng trang thiết bị y tế đa dạng để chữa trị nhanh chóng và đảm bảo thẩm mỹ hơn cho bệnh nhân. Trong khi thời gian trước đây để phẫu thuật tai cho bé trai, các bác sỹ chỉ có ê-te để gây tê, phải dùng búa và đục để khoan tai gắp từng con dòi trong tai cháu bé.
Quay trở lại với ca bệnh của cháu Uyển Như, bác sĩ Sơn cho biết: “Bé hiện đã không còn quấy khóc, ai nói gì mặc dù không biết nhưng cũng cười đùa. Nhờ được chăm sóc tận tình chu đáo, bé đã uống sữa một cách ngon lành và ngày 2/7 tới đây ai cũng mừng vì bé sẽ được xuất viện. Tuy nhiên, bác sỹ Sơn khuyến cáo để an toàn cho sức khỏe cháu bé, cả gia đình phải hết sức quan tâm chăm sóc, cho cháu ăn đầy đủ các loại thức ăn dinh dưỡng cần thiết để cháu có sức đề kháng mà nhanh chóng vượt qua căn bệnh hiếm gặp này.
Cha mẹ cay đắng nhìn con “thoát hiểm”
Được các bác sỹ hướng dẫn, tôi vào phòng bệnh thăm gia đình và cháu Như. Trên giường bệnh, người mẹ trẻ Nguyễn Tuyết Nhung đang vừa bồng con vừa gặm miếng bánh mì nhỏ. Thấy có khách lạ, chị ngẩn người và có vẻ e ngại, sau hồi giới thiệu cuộc nói chuyện giữa tôi và chị xem chừng thân mật hơn.
Mặc dù đã 15h chiều, nhưng chị chỉ mới ăn trưa với một miếng bánh mì nhỏ. Chị bảo: “Sống ở quê quen rồi nên lên Sài Gòn thấy cái gì cũng không chịu nổi, ngột ngạt, khó thở”. Suốt tuần nay, từ ngày bé Như nhập viện, chẳng đêm nào chị có giấc ngủ ngon, phần thì thương con, xót con, phần vì thời tiết TP. HCM quá nóng bức.
Đang trò chuyện cùng chị, chúng tôi chợt thấy anh Hoàng Lê Hùng (cha bé Uyển Như ) xuất hiện. Chỉ tay về chồng mình, chị cho biết thêm, anh làm việc cho tại UBND xã, cả tuần nay vì không nỡ để vợ con một mình nơi đất lạ nên đành xin phép nghỉ việc, hai vợ chồng cứ lặng lẽ chăm con.
Bé Như đang nằm viện là em, cô chị gái mới chỉ 4 tuổi hiện vẫn đang ở quê, anh chị gửi cho ông bà nội chăm hộ. Chị kể: “Ngày nào nó cũng gọi điện cho cha rồi giục: “Cha mẹ và em mau về với con, con nhớ cha mẹ lắm không ngủ được đâu””. Kể tới đây, đôi mắt chị đỏ hoe. Nhìn xuống bé Như, chị lại than thở giá như chị không chủ quan với con mình thì có lẽ bé sẽ không trong tình trạng phải chịu đựng 50 con dòi trong tai.
Chị cho biết lúc bé sinh ra vẫn rất bình thường, khoảng 2 tháng thì có vết đỏ nhỏ, cứ tưởng muỗi cắn nên chị chỉ sức dầu cho con, mãi mà chẳng thấy hết nên chị mới bế con đến phòng khám. Nhớ lại cảnh sau khi phẫu thuật xong cho bé Như, các bác sỹ chìa ra cho vợ chồng chị xem hũ thủy tinh bên trong đầy những con dòi, nhìn cảnh tượng đó chị như bị ám ảnh, mỗi khi thấy thức ăn chỉ muốn nôn ra, chị nghĩ chắc con mình đau đớn lắm vì chưa nói được nên bé chỉ biết khóc thôi.
Nhìn thân hình gầy rộc của vợ chồng chị, không cần nói ra, người đối diện cũng dễ dàng cảm thông cho tấm lòng người cha, người mẹ đã nhiều đêm thức trắng vì lo lắng. Được biết, nhà chị vốn là một giáo viên mầm non, nghỉ 6 tháng sinh nở thì 3 tháng đã dành để nuôi bệnh cho con.
Bé Như cũng vậy, đã 2 tháng nay chưa được về nhà mà cứ luân chuyển từ bệnh viện này sang bệnh viện khác. Khi tôi hỏi vợ chồng ở mãi bệnh viện thì rẫy vườn ai trông, chị chỉ cười buồn: “Nhà chẳng có rẫy cũng chẳng có vườn, chỉ có mỗi cái nhà nhỏ chắc giờ này cỏ dại mọc cũng xanh um hết rồi”.
Theo giadinh
>> Ăn trứng 'không liên quan cholesterol cao'
>> Hiểu sai về tình trạng mất nước
>> Những tác hại nghiêm trọng do thiếu ngủ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét